Học phí: Liên hệ
Thời lượng: 5 ngày

I. Mục tiêu khóa học:
– Chương trình “Quản trị mạng cơ bản trên nền chứng chỉ CCNA” được thiết kế dựa trên khung chương trình chuẩn quốc tế đào tạo chuyên viên quản trị mạng CCNA của Học viện mạng Cisco dành riêng cho các cán bộ Kỹ thuật Viễn thông, Công nghệ thông tin tại các đơn vị VNPT tỉnh thành.
– Kết thúc khóa học, học viên có thể:
– Mô tả các chức năng, các thành phần chính của một hệ thống mạng và mô hình tham chiếu OSI.
– Nắm được các nguyên lý, nguyên tắc cơ bản của một hệ thống mạng.
– Thiết lập hoàn chỉnh các hình thức kết nối Internet.
– Biết cách quản lý thiết bị mạng và thiết lập các cấu hình bảo mật cần thiết.
– Mở rộng hệ thống mạng nhỏ thành hệ thống mạng vừa bằng cách thiết lập các kết nối WAN.
– Mô tả những vấn đề cơ bản của IPv6.
– Cách thức cấu hình cơ bản, quản lý, vận hành, giám sát, xử lý sự cố hệ thống mạng doanh nghiệp nhỏ.
– Đạt đuợc những kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực thi và làm chủ các thiết bị Switch và Router trong hệ thống mạng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
– Biết cách vận hành hạ tầng Switch một hệ thống LAN có hỗ trợ VLAN, Trunk và Spanning Tree.
– Khắc phục được các sự cố kết nối IPv4 và IPv6.
– Cấu hình và khắc phục sự cố định tuyến EIGRP, OSPF, IS-IS trên IPv4 cũng như IPv6.
– Hiểu được các đặc trưng, cấu trúc, tính chất và các thành phần của mạng WAN, MAN.
– Hiểu và ứng dụng được SNMP, Syslog và Netflow trong việc quản lý file cấu hình, file IOS và licenses trên các thiết bị Router và
– Hệ thống hóa lại các thiết bị CISCO thông dụng trên mạng VNPT tỉnh thành
– Xử lý được các lỗi, sự cố thường gặp trên mạng của VNPT.
II. Đối tượng học viên:
Các cán bộ quản lý kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật đang trực tiếp hoặc sẽ quản lý, khai thác hệ thống mạng viễn thông trên nền mạng IP mà chưa được đào tạo bài bản về quản trị mạng CCNA.
Cụ thể gồm:
– Các cán bộ kỹ thuật và quản lý kỹ thuật đang trực tiếp vận hành, quản lý, khai thác các thiết bị viễn thông của mạng MAN, mạng truy nhập NGN, các thiết bị mạng như BRAS, IP-DSLAM,…
– Quản trị viên hệ thống mạng các đơn vị.
(*). Yêu cầu: Các cán bộ tham dự khóa học CCNA cần có kiến thức cơ bản về máy tính, viễn thông và tiếng Anh.
III. Địa điểm:
– Tại địa điểm theo yêu cầu của Quý đơn vị nếu số lượng học viên đáp ứng điều kiện mở lớp (tối thiểu 25 học viên).
– Hoặc tại Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ III – Đường Nguyễn Sinh Sắc, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng.
IV. Giảng viên: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ III cam kết mời các giảng viên có uy tín và có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy về CCNA, CCNP. Để tham gia giảng dạy khóa học CCNA+ trên với kết quả tốt nhất, các yêu cầu đối với các giảng viên như sau:
 Tham dự khóa học đào tạo giảng viên do Cisco giảng dạy có chứng chỉ CCAI hoặc tương đương;
 Có chứng chỉ CCNA, CCNP hoặc trình độ tương đương;
 Có kinh nghiệm giảng dạy các khóa học liên quan;
 Có kinh nghiệm trong việc triển khai hệ thống MAN của Tập đoàn (như CT-IN , , ,)
V. Nội dung chương trình:

Phần 1: CƠ SỞ HẠ TẦNG MẠNG

Phần 1 giới thiệu về kiến trúc, cấu trúc, chức năng, bộ phận, và mô hình của Internet và các mạng máy tính khác. Phần1 đi sâu vào hai mô hình phân lớp OSI và TCP để nghiên cứu bản chất và quy luật của các giao thức và dịch vụ hoạt động tại các lớp ứng dụng (application), lớp vật lý (physical). Giới thiệu về nguyên lý, cấu trúc của địa chỉ IP, gán địa chỉ IP và khái niệm cơ bản, cách thức hoạt động, môi trường truyền dẫn của Ethernet.
Chương 1: Mạng dữ liệu IP
• Hoạt động của mạng dữ liệu IP
• Chức năng của các thiết bị mạng khác nhau như bộ định tuyến, chuyển mạch, Hub và Bridge
• Lựa chọn các thành phần cần thiết để đáp ứng đặc điểm kỹ thuật của mạng
• Xác định các ứng dụng phổ biến và ảnh hưởng của chúng trên mạng
• Hoạt động cơ bản của giao thức trong mô hình OSI và TCP/IP
• Phân tích được lưu lượng dữ liệu qua lại giữa hai máy trạm trong mạng
• Xác định được môi trường truyền thông, dây cáp, port, và connector để kết nối các thiết bị mạng của Cisco với các thiết bị mạng và các host khác trong một mạng LAN
Chương 2: Chức năng và giao thức tầng ứng dụng
• Tổng quan
• Tầng ứng dụng – Giao tiếp giữa các hệ thống
• Phương tiện kết nối ứng dụng và dịch vụ
• Ví dụ về các ứng dụng và dịch vụ
Chương 3: Tầng giao vận mô hình OSI
• Tổng quan
• Giao thức TCP – Truyền thông tin cậy
• Giao thức UDP – Truyền thông tốc độ
• Thực hành Lab
Chương 4: Đánh địa chỉ trong mạng – IPv4
• Tổng quan
• Các địa chỉ IPv4 cho nhiều mục đích
• Gán địa chỉ IPv4
• Một thiết bị có nằm cùng trên một mạng ?
• Tính toán các địa chỉ
• VLSM, CIDR
• Cơ chế chia địa chỉ cho môi trường mạng LAN/WAN
• Thực hành Lab
Chương 5: Giới thiệu địa chỉ IPv6
• Hoạt động và sự cần thiết của private & public IPv4
• IPv6 giải quyết hạn chế IPv6 như thế nào ?
• Dual stack IPv6 – Ipv4
• Giới thiệu các địa chỉ IPv6
• Thực hành Lab
Chương 6: Tầng vật lý mô hình OSI
• Tổng quan
• Phương tiện vật lý: Kết nối truyền thông
• Thực hành Lab

Chương 7: Ethernet
• Tổng quan
• Hub và Switch
• Cơ chế phân giải địa chỉ (ARP)

Phần 2: KHÁI NIỆM VỀ ĐỊNH TUYẾN VÀ CÁC GIAO THỨC
ĐỊNH TUYẾN

Phần 2 miêu tả cấu trúc, các thành phần, và hoạt động của thiết bị định tuyến – router, và giải thích các khái niệm cơ bản về định tuyến và giao thức định tuyến. Học viên phân tích, cấu hình, kiểm tra, và gỡ rối các giao thức định tuyến quan trọng EIGRP và OSPF. Kết thúc phần 2, học viên có thể nhận biết và chỉnh sửa các lỗi thường gặp về định tuyến.
Chương 1: Nền tảng về định tuyến
• Tổng quan
• Xây dựng bảng định tuyến
• Tiến trình định tuyến
• Giới thiệu các thiết bị định tuyến Cisco
• Sử dụng các thiết bị định tuyến Cisco trong mang doanh nghiệp / nhà cung cấp
• Giới thiệu các giao thức định tuyến và Phân loại
• Sử dụng các giao thức định tuyến Cisco trong mang doanh nghiệp / nhà cung cấp
• Các mô hình mạng doanh nghiệp / nhà cung cấp
Chương 2: Định tuyến tĩnh
• Tổng quan
• Các mạng kết nối trực tiếp
• Định tuyến tĩnh với địa chỉ “Next Hop”
• Định tuyến tĩnh với Exit Interfaces
• Summary và Default Static Route
• Quản lý và xử lý sự cố định tuyến tĩnh
• Thực hành Lab
Chương 3: Giới thiệu các giao thức định tuyến động
• Tổng quan
• Giới thiệu và lợi điểm của giao thức định tuyến động
• Phân loại các giao thức định tuyến động
• Metric
• Administrative Distance
• Giao thức định tuyến động và hoạt động Subnetting
Chương 4: EIGRP
• Tổng quan
• Cấu hình cơ bản EIGRP
• Tính toán metric của EIGRP
• Cấu hình nâng cao EIGRP
• Thực hành Lab
Chương 5: OSPF
• Tổng quan
• Cấu hình cơ bản OSPF
• Metric của OSPF
• OSPF và mạng multiaccess
• Cấu hình nâng cao OSPF
• Thực hành Lab
• Bài tập tình huống (Case Study)

Phần 3: MẠNG KHÔNG DÂY & CHUYỂN MẠCH TRONG MẠNG LAN

Phần 3 giúp học viên hiểu sâu hơn về hoạt động của switch, sử dụng switch thiết lập các hệ thống mạng LAN vừa và nhỏ.Phần3 bắt đầu bằng việc tổng quan về Ethernet, sau đó đi sâu vào chi tiết về hoạt động của switch trong mạng LAN, thiết lập mạng LANảo (VLANs), VLAN Trunking Protocol (VTP), định tuyến giữa các VLAN, hoạt động của hệ thống mạng không dây. Trong phần này cũng hướng dẫn làm thế nào để tích hợp các thiết bị không dây vào mạng LAN.
Chương 1: Nền tảng về chuyển mạch
• Tổng quan
• Hoạt động chuyển mạch
• Giới thiệu các thiết bị chuyển mạch của Cisco
• Sử dụng các thiết bị chuyển mạch trong mạng doanh nghiệp /nhà cung cấp dịch vụ
• Các mô hình mạng của doanh nghiệp / nhà cung cấp dịch vụ
Chương 2: Cơ bản về Switch và Cấu hình
• Tổng quan
• Giới thiệu về Ethernet/802.3 LANs
• Cấu hình quản lý Switch
• Cấu hình bảo mật trên Switch
• Thực hành Lab
Chương 3: VLAN
• Tổng quan
• Giới thiệu về VLAN
• VLANs Trunking
• Cấu hình VLAN và Trunking
• Xử lý sự cố VLAN và Trunking
• Thực hành Lab
Chương 4: VTP
• Tổng quan
• Khái niệm VTP
• Hoạt động của VTP
• Cấu hình VTP
• Thực hành Lab
Chương 5: Định tuyến giữa các VLAN
• Tổng quan
• Định tuyến giữa các VLAN
• Cấu hình định tuyến giữa các VLAN
• Xử lý sự cố định tuyến giữa các VLAN
• Thực hành Lab
• Bài tập tình huống (Case Study)
Chương 6: Mạng không dây
• Nguyên lý hoạt động và đặc điểm các chuẩn mạng không dây
• Cài đặt, vận hành một mạng Wireless (WiFi)
• Cài đặt bảo mật trong mạng không dây; WEP, WAP, WAP2, Radius,…
• Thiết kế, triển khai kết hợp giữa mạng có dây và không dây

Phần 4: TRUY XUẤT HỆ THỐNG MẠNG DIỆN RỘNG WAN

Phần 4 giải thích các nguyên tắc điều khiển lưu lượng, danh sách điều khiển truy cập (ACL) và đưa ra một cách tổng quan về dịch vụ và các giao thức hoạt động tại lớp 2 của mạng diện rộng.
Chương 1: Bảo mật mạng
• Tổng quan
• Giới thiệu về bảo mật mạng
• Bảo mật các thiết bị định tuyến
• Bảo mật quản lý thiết bị định tuyến
Chương 2: ACL
• Tổng quan
• Dùng ACL để bảo mật mạng
• Quản lý lưu lượng bằng cách sử dụng ACL
• Cấu hình Standard ACL
• Cấu hình Extended ACL
• Cấu hình Complex ACL
• Thực hành Lab
Chương 3: Các dịch vụ làm việc từ xa
• Tổng quan
• Nhu cầu của các doanh nghiệp với các dịch vụ làm việc từ xa
• Giới thiệu các dịch vụ băng rộng : High Speed Internet, FTTx, IPTV/VoD
• Giới thiệu các công nghệ VPN: MPLS Layer2 VPN, MPLS Layer3 VPN
Chương 4: Các dịch vụ trên nền IP
• Tổng quan
• DHCP
• Mở rộng quy mô mạng với NAT và PAT
• Thực hành Lab

Phần 5: KIẾN THỨC BỔ SUNG

Phần 5 giúp học viên có kiến thức tổng quan về các thiết bị CISCO thông dụng trên mạng MANE, mô hình triển khai tại đơn vị. Khai thác một số thiết bị CISCO trên mạng truyền dẫn của đơn vị công tác.
Chương 1: Tổng quan các thiết bị thông dụng trên mạng VNPT tỉnh thành
• Tổng quan các thiết bị thông dụng: Cisco 878, 3400, 870, 7609, 7606
• Chức năng các thiết bị & Vị trí trong mô hình tổng thể mạng VNPT tỉnh thành
• Cấu hình cơ bản các thiết bị thông dụng
• Cấu hình các dịch vụ Metronet, MegaWan, LeaseLine trên nền Cisco

Chương 2: Khai thác 7606, 7609 trên mạng truyền dẫn VNPT tỉnh thành
• Tổng quan mạng truyền dẫn Metro Ethernet
• Định tuyến OSPF trền nền 7606,7609
• Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS và dịch vụ
• Giám sát, Chuẩn đoán và Xử lý các sự cố trên mạng / thiết bị 7606, 7609.
VI. Phương pháp giảng dạy: Theo chuẩn CISCO

Thông tin liên hệ:






Pin It on Pinterest